Chọn giống Nhân giống ngựa

Di truyền học

Phản ứng Flehmen

Ngựa có 64 nhiễm sắc thể. Các bộ gen con ngựa đã được công bố vào năm 2007. Nó chứa 2,7 tỷ cặp base DNA (là những đơn vị cơ sở xây dựng nên cấu trúc phân tử DNA xoắn kép) lớn hơn so với hệ gen của chó, nhưng nhỏ hơn so với bộ gen người hoặc gen bò, nó bao gồm 31 nhiễm sắc thể thường và hai nhiễm sắc thể giới tính. Một số tính trạng năng suất của ngựa đều có chung bản chất di truyền như với các gia súc khác, nhưng biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng này lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài, hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da đều là các tính trạng số lượng.

Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value-P), do giá trị kiểu gen (Genotyp value-G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation-E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E. Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu.

Hiện tượng này, gọi là hiện tượng đa gen (Polygene). Các minor gen tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Giá trị kiểu gen thể hiện qua công thức: G = A + D + I. Trong đó: A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value) D: là sai lệch trội (Dominance deviation) I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation) A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị của gen.

Chọn ngựa

Bài chi tiết: Giống ngựaMàu lông ngựa
Một con tuấn mãMột con ngựa nái đang mang thai

Đánh giá ngoại hình ngựa là bước đầu tiên tìm hiểu trạng thái sức khoẻ, sức sản xuất, hướng sản xuất để từ đó giúp chọn lọc được những con ngựa tốt hơn, nó là đặc tính thích nghi của ngựa trong điều kiện sống, dưới tác động của yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Quá trình thích nghi này giúp cho ngựa sinh trưởng, phát triển và khả năng sản xuất cho sản phẩm. Các chỉ số ngoại hình và thể chất cao, ổn định nhiều năm thì ngựa có khả năng thích nghi cao với điều kiện đó.

Ngựa giống tốt phải có vóc dáng cao to, cổ dê, dạng mình gân, xương phải nhiều hơn thịt. Da ngựa phải mỏng, lông nhuyễn, chân càng nhỏ càng tốt nhưng ống xương phải tròn, đuôi có hình dạng như cây chổi tiên thì càng tốt. Tối kỵ những con ngựa mắt sáng, chớp liên tục, hai lỗ tai thường vểnh lên bởi đây là loại ngựa bị chích doping quá nhiều, một con ngựa được đánh giá tốt có khả năng thắng cao khi con ngựa ấy có đôi mắt to, đôi tai xốc thẳng, cổ dài, chân gân guốc, mình tròn, mông to. Những đặc điểm này chỉ có người trong nghề mới nhận biết được.

Đối với ngựa đua, phải là ngựa đực, khỏe, chạy nhanh, có dáng hình cao ráo, gân to, thịt săn chắc, chân thẳng và thon chắc, móng chụm, ngực nở, cổ vạm vỡ, khoáy không quá cao, răng trắng đều, bờm dày, lông đều và không được có nhiều màu sắc, sờ vào mượt như lụa. Một con ngựa đua thường được lựa chọn rất gắt gao, phải chọn dòng, chọn giống, lý lịch phả hệ kỹ càng. Nếu ngựa cha, mẹ có tốt, ngựa con đẻ ra mới là ngựa đua bản lĩnh, ngựa có thể đua trong thời gian khoảng 15 năm. Vòng đời của ngựa có thể kéo dài tới 30 năm, nên sau khi hết tuổi đua, những con ngựa tốt được dùng để nhân giống[1] Những con ngựa còn lại, đặc biệt là ngựa lười nhác hay ngựa lai chỉ được dùng cho vận tải, liên lạc, cày bừa nông ngiệp và các công việc khác.

Trong thời phong kiến, ngựa phải chạy nhanh, đạt các tiêu chuẫn 4 nước đại, 3 đợt nhảy cao và có 9 đức tính tốt Những con ngựa được tiến cử cho vua là những con ngựa được tuyễn chọn trong các con ngựa cực kỳ quý hiếm. Về ngựa chiến, theo tiêu chuẩn xưa đó phải là giống ngựa quý, thuần chủng, có 4 nước đại và 3 đợt nhảy cao, 9 đức tính tốt. Những ngựa chiến giỏi gồm: ngựa Thố (Thỏ), ngựa Câu (Ngựa Tơ), ngựa Kỳ (hay), ngựa Ký (Bền), ngựa Đề (Móng Thú), ngựa Tuấn (Đẹp), ngựa Lạc (Vui), ngựa Bảo (Quí), ngựa Phiêu (Béo). Những chiến mã nổi tiếng thời xưa bao giờ cũng là một trong các loại trên (còn được gọi là thần mã) như ngựa Bạch Long Câu, Xích Kỳ, Hồng Lư, Thiên Mã.

Bảo mã thuần chủng Trung Đông mà Viễn Đông gọi là Thiên Mã được chọn theo 12 đức tính như sau: Ba Thứ Dài, Ba Thứ Ngắn, Ba Thứ Rộng và Ba Thứ Thanh. Ngoài 12 đức tính nói trên, Bảo Mã đó còn phải có được thêm một Bâu Kiều cao và hai Hông sườn không có thịt. Người ta không chọn các loại Ngựa Tía Lang Lô (Ngựa Tía có dương vật sắc lang trắng) và loại Ngựa Ô Bướm Trán (Ngựa Ô có đốm lông sắc trắng trước trán).

  • Ba Thứ Dài: Cổ dài-Tai dài-Chân trước dài.
  • Ba Thứ Ngắn: Lưng Ngắn-Xương Đuôi Ngắn-Chân sau Ngắn.
  • Ba Thứ Rộng: Trán Rộng-Ngực Rộng-Mông Đùi Rộng.
  • Ba Thứ Thanh: Da Thanh-Mắt Thanh-Móng Thanh.

Xoáy lông ngựa (marking) cũng quan trọng vì “Chữ tốt xem tay, ngựa hay xem xoáy” và không chọn những loại xoáy như: Xoáy O (Làm Quan mất chức, Nhọc lo đêm ngày); Xoáy Sầu Bi; Xoáy vành Tai; Xoáy Dạng Đôi; Xoáy Đau Bụng; Xoáy Đầu Âm; Xoáy Đùi (Hậu Xoáy Kiếm theo quan niệm là Hậu Kiếm tan hoang cửa nhà); Xoáy Hoang-Tông (Ngựa có Xoáy Hoang Tông như Mái Nhà Không Đòn Dông). Chọn loại Ngựa có “Bốn Xoáy Ống” (gọi là Tứ Trụ) và có các xoáy như một Xoáy Mặt; Hai Xoáy Gióng; Cặp Xoáy Minh Đường; Cặp Xoáy Dạng; Cặp Xoáy Dang. Chọn loại Ngựa có những mang tính quý như: Tiền Xoáy Kiếm (“Tiền Kiếm thì sang, Hậu Kiếm tan hoang cửa nhà”); Xoáy Song Quan; Cặp Xoáy Bá Đâng; Cặp Xoáy Mặt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân giống ngựa http://www.baohagiang.vn/kinh-te/201501/quan-ba-ca... http://infonet.vn/lang-ngua-dua-phu-tho-chat-vat-g... http://www.nguoiduatin.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-kh... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/nam-giap-ngo-ve-tha... http://chuyentrang.tuoitre.vn/TTC/Index.aspx?Artic... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-ngua-hoang-da... http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Than... http://news.zing.vn/chat-vat-giu-ngua-dua-khong-va... http://news.zing.vn/vua-ngua-o-xu-tay-ninh-post394...